Để xây một ngôi nhà hoàn chỉnh, phần móng nhà rất quan trọng tạo phần chống đỡ chắc chắn toàn bộ trọng tải bên trên. Việc xây móng nhà như thế nào luôn cần phải tính toán và cân nhắc kỹ nhiều số liệu và tình hình thực tế. Nếu bạn đang quan tâm tới nội dung này, hãy xem những chia sẻ bên dưới từ Thế Giới Thép nhé !
Móng nhà là gì?
Móng nhà là phần quan trọng nằm ở phía dưới khi xây nhà. Kết cấu móng ảnh hưởng rất nhiều tới tuổi thọ và chất lượng công trình có bền vững hay không. Trong lĩnh vực xây dựng, chúng được gọi với nhiều tên khác như nền móng, móng nền. Bộ phận này được thiết kế nằm sâu dưới lòng đất của mỗi ngôi nhà.
Công năng chính của móng là chịu tải trọng chống đỡ toàn bộ công trình bên trên đè lên. Tùy thuộc vào quy mô công trình, kết cấu đất ở khu vực cụ thể như thế nào thì nhà thầu sẽ tính toán để tư vấn cho gia đình chọn loại móng phù hợp. Đảm bảo khi đi vào sử dụng lâu dài không bị sụt lún, nghiêng nhà, đổ nhà.
Các loại móng nhà trong xây dựng
Sau khi giải đáp móng nhà là gì, tiếp theo là thông tin các loại móng. Theo phương pháp thi công, phân chia móng thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với tính chất của từng công trình. Mỗi dạng có những đặc tính riêng khác biệt. Cụ thể như sau:
Móng đơn
Đây là kiểu móng đỡ một cột hoặc một cụm cột sát cạnh nhau để tăng cường độ chịu lực. Móng đơn được sử dụng cho những công trình không quá cao, quy mô vừa phải, ít chịu tải trọng quá lớn. Chúng được thiết kế nằm riêng trên mặt đất, dạng hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, tám cạnh,…
Móng đơn cũng có thiết kế dạng móng cứng, móng mềm hoặc dạng kết hợp 2 loại móng. Việc xây dựng không khó, thời gian nhanh chóng và chi phí cũng được đánh giá là thấp hơn nhiều dạng khác.
Móng băng
Móng băng được xây một dải dài, có các cạnh giao nhau đỡ tường, hàng cột chắc chắn hơn. Khi thi công, thợ phải thực hiện đào quanh nhà hoặc song song. Đây là dạng phổ biến do có độ chịu lực cao, chịu tải trọng lớn.
Móng băng giao nhau dạng ô cờ, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để xây dựng. Chúng có thể thiết kế dưới dạng móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Móng bè
Móng bè hay còn gọi móng bản, móng toàn diện. Đây là dạng được dải ra bên dưới toàn bộ công trình để tăng khả năng chịu lực cho nền đất. Phù hợp cho công trình xây ở khu vực đất yếu, khả năng vốn chịu nén kém hoặc xây nhà kho, bể bơi, nhà vệ sinh,…
Móng cọc
Móng cọc có kết cấu cọc và đài, chịu trọng tải toàn bộ công trình. 2 loại thường gặp là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao tùy tình trạng nền đất, quy mô công trình để lựa chọn xây dựng.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn móng nhà là gì?
Không phải móng nhà nào cũng giống nhau, chúng có tính chất, cách thực hiện và sử dụng nguyên vật liệu riêng.
Tải trọng công trình
Yếu tố đầu tiên để xác định là tải trọng công trình như thế nào, có lớn hay bình thường. Số các hạng mục xây dựng, nội thất, con người, số tầng nhà, diện tích xây dựng bao nhiêu,… Theo đó, tải trọng càng lớn thì lực truyền xuống nặng. Nên lựa chọn móng kết cấu chắc chắn, chịu lực tốt mới đảm bảo không bị sụt lún.
Đặc điểm của nền đất
Nhà thầu sẽ xem xét xung quanh khu vực xây công trình, cụ thể là nền đất bình thường – mạnh – yếu. Đối với đất xây dựng có các loại là đất cát, đất sét, đất rời,… bạn cần tính toán kiểu móng phù hợp. Đất yếu phải gia cố thêm và chọn móng chịu lực thật tốt để tránh các trường hợp nguy hiểm có sự cố trong tương lai.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra mực nước ngầm ở khu vực làm nhà, lớp đất dày bao nhiêu. Sức chịu tải của đất rất quan trọng để chọn móng, nếu chọn sai dễ gặp nguy cơ.
Kết cấu móng nhà của công trình liền kề
Không chỉ các vấn đề quanh khu vực đất sinh sống, bạn cũng cần xem xét móng những nhà lân cận có tương đồng hay không. Nếu khu vực đó có đặc điểm, địa chất, kết cấu tương tự, nên chọn làm móng giống nhà bên cạnh. Bởi nhà họ chắc chắn có nghĩa kiểu móng đó phù hợp và sử dụng tốt.
Chi phí làm móng nhà
Điều không ít chủ nhà quan tâm sau khi lựa chọn móng đó chính là chi phí đầu tư xây dựng. Mỗi loại sẽ có chi phí khác nhau, có loại rẻ và có loại giá tương đối cao. Các yếu tố bạn cần phải nắm khi xây móng nhà như sau:
- Diện tích làm móng nhà: Diện tích càng lớn, chi phí bỏ ra càng cao, gồm cả nguyên vật liệu, nhân công xây dựng. Thông thường dao động từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1. Nếu công trình có tầng hầm, móng sẽ tính diện tích bằng 200% diện tích xây dựng.
- Đơn giá xây dựng: Tùy từng thời điểm, nhà thầu thường sẽ áp dụng đơn giá theo tình hình thị trường. Vì thế bạn nên dành thời gian nghiên cứu và khảo giá thị trường để lên dự tính tiền làm móng nhà. Trung bình giá sẽ dao động khoảng 3-5 triệu đồng/m2.
Công thức tính chi phí xây móng nhà đã được nêu rõ ràng:
- Chi phí xây móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
- Chi phí xây móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
- Chi phí xây móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT).
Thế Giới Thép đã giải đáp cho mọi người thông tin về móng nhà là gì, các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn…. Để cẩn thận hơn trong việc xây dựng, chi phí hợp lý thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các nhà thầu nhiều kinh nghiệm